Đại Thanh tần phi Khang Từ Hoàng thái hậu

Từ vị Quý nhân

Theo cứ liệu trước mắt, bà nhập cung dưới thời Đạo Quang năm thứ 5 (1825), cũng chính là Bát Kỳ tuyển tú lần thứ 2 dưới thời Đạo Quang Đế, với thân phận Chính Lam kỳ Mãn Châu tú nữ, bà trở thành Tĩnh Quý nhân (静贵人). Thuận tiện nhắc tới, từ trước mắt tư liệu, trong đợt tuyển tú năm đó có vẻ chỉ có Tĩnh Quý nhân là được xét tuyển nhập cung. Phong hiệu "Tĩnh", căn cứ Hồng xưng thông dụng (鸿称通用) có Mãn văn là 「Cibsen」, nghĩa là "An tĩnh", "Yên lặng".

Năm Đạo Quang thứ 6 (1826), ngày 7 tháng 4, chiếu tấn phong Tĩnh tần (静嫔). Ngày 23 tháng 10 (tức 22 tháng 11 dương lịch), giờ Hợi, sinh Hoàng nhị tử Dịch Cương (奕綱). Ngày 1 tháng 12, lấy Lễ bộ Thượng thư Tùng Quân (松筠) làm Chính sứ, Lễ bộ Tả Thị lang Thư Anh (舒英) làm Phó sứ, hành Tĩnh tần sách phong lễ. Năm thứ 7 (1827), tháng giêng, Hoàng nhị tử Dịch Cương qua đời sớm, bà được Đạo Quang Đế an ủi mà phong làm Tĩnh phi (静妃). Ngày 20 tháng 4, lấy Lễ bộ Thượng thư Tùng Quân làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Chung Xương (钟昌) làm Phó sứ, hành Tĩnh phi sách phong lễ.

Năm Đạo Quang thứ 9 (1829), ngày 7 tháng 11, buổi trưa, hạ sinh Hoàng tam tử Dịch Kế (奕繼), nhưng rồi cũng chết yểu vào năm sau. Năm thứ 10 (1831), ngày 7 tháng 12, giờ Dần, hạ sinh Hoàng lục nữ Cố Luân Thọ Ân Công chúa. Năm thứ 12 (1833), ngày 21 tháng 11 (tức ngày 11 tháng 1 năm 1834 dương lịch), hạ sinh Hoàng lục tử Dịch Hân. Thế rồi vào năm sau (1834), ngày 15 tháng 8, Đạo Quang Đế lập Hoàng quý phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Hoàng hậu, hậu đãi hậu cung, ra chỉ dụ tấn Tĩnh phi làm Quý phi. Sang năm Đạo Quang thứ 14 (1835), ngày 3 tháng 11, lấy Hiệp bạn Đại học sĩ Lại bộ Thượng thư Văn Phu (文孚) làm Chính sứ, Lễ bộ Hữu Thị lang Văn Khánh (文庆) làm Phó sứ, làm lễ.

Tấn phong Hoàng quý phi

Năm Đạo Quang thứ 20 (1841), ngày 11 tháng 1 (âm lịch), Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị đột ngột qua đời, thụy là [Hiếu Toàn Hoàng hậu]. Sang ngày 25 tháng 4 cùng năm, Đạo Quang Đế ra chỉ dụ tấn phong Tĩnh Quý phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị làm Hoàng quý phi[1]. Ngày 17 tháng 12 cùng năm, mệnh Đại học sĩ Vương Đỉnh (王鼎) làm Chính sứ, Lễ bộ Tả Thị lang Quan Thánh Bảo (关圣保) làm Phó sứ, hành Hoàng quý phi sách phong lễ.

Sách văn rằng:

Hoàng quý phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị

璇扉选德,壸仪允重夫坤元;镠册镌华,懿典特申乎巽命。礼教既彰于炜管,裦荣宜进以崇阶。式焕芝函,载扬蕙问。尔静贵妃博尔济吉特氏,和顺宅衷,温恭蕴性。当宫闱之初侍,勤内政而度协珩璜;暨纶綍之叠颁,守女箴而辉流图史。恪谨克敦乎孝养,萱殿承欢;宽仁聿兆夫嘉祥,兰轩毓秀。小心夙秉,久传象服之荣;华选新膺,合锡龙章之彩。兹奉皇太后懿旨,以册宝封尔为皇贵妃。尔其诚摅爱敬。益展冬温夏清之忱;德楙肃雝,用佐旰食宵衣之治。率六宫而赞化,丕树芳型;备四德以垂模,永资闺助。祗承荣命,敬迓鸿禧。钦哉。

...

Toàn phi tuyển đức, khổn nghi duẫn trọng phu khôn nguyên; lưu sách tuyên hoa, ý điển đặc thân hồ tốn mệnh. Lễ giáo kí chương vu vĩ quản, 裦 vinh nghi tiến dĩ sùng giai. Thức hoán chi hàm, tái dương huệ vấn.

Nhĩ Tĩnh Quý phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị, hòa thuận trạch trung, ôn cung uẩn tính. Đương cung vi chi sơ thị, cần nội chính nhi độ hiệp hành hoàng; ký luân phất chi điệp ban, thủ nữ châm nhi huy lưu đồ sử. Khác cẩn khắc đôn hồ hiếu dưỡng, huyên điện thừa hoan; khoan nhân duật triệu phu gia tường, lan hiên dục tú. Tiểu tâm túc bỉnh, cửu truyện tượng phục chi vinh; hoa tuyển tân ưng, hợp tích long chương chi thải.

Tư phụng Hoàng thái hậu ý chỉ, dĩ sách bảo, phong nhĩ vi Hoàng quý phi.

Nhĩ kỳ thành sư ái kính. Ích triển đông ôn hạ thanh chi thầm; đức mậu túc ung, dụng tá cán thực tiêu y chi trị. Suất lục cung nhi tán hóa, phi thụ phương hình; bị tứ đức dĩ thùy mô, vĩnh tư khuê trợ. Chi thừa vinh mệnh, kính nhạ hồng hi. Khâm tai.

— Sách văn tấn phong Tĩnh Quý phi làm Hoàng quý phi

Hiếu Toàn Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị chỉ sinh hạ duy nhất 1 người con trai là Hoàng tứ tử Dịch Trữ, sau khi Hoàng hậu qua đời thì Dịch Trữ chỉ mới 10 tuổi, nên đã được Đạo Quang Đế giao phó cho Hoàng quý phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị nuôi dạy và bảo ban Hoàng tử. Do đó, Dịch Trữ cùng con trai ruột của Hoàng quý phi là Dịch Hân cùng được nuôi dạy khôn lớn, sáng đêm cùng ăn cùng ngủ mà gắn bó như anh em ruột thịt. Hoàng tử Dịch Trữ còn gọi Hoàng quý phi là [Ngạch nương] theo cách gọi mẹ ruột của người Mãn. Tuy nhiên, cả hai vị Hoàng tử lớn lên dần từ từ nhận ra vị thế của mình và từ đó ngấm ngầm ganh đua nhau hòng có được Hoàng vị.

Hoàng tử Dịch Hân vốn có tài thao lược, hay tiếp xúc với người Tây (lúc đó người Mãn gọi họ là Dương quỷ tử; 洋鬼子) nên có biệt danh là [Quỷ tử lục; 鬼子六]. Đạo Quang Đế không ưa người Tây, cho rằng Dịch Hân quá giỏi và giao du với họ sẽ "thiếu đức" nên trong lòng không thích Dịch Hân, còn Hoàng tứ tử Dịch Trữ lại thể hiện mình là người có hiếu đạo, nhân hậu, dần khiến Đạo Quang Đế ưa thích. Bên cạnh đó, sau chuyện Hiếu Toàn Hoàng hậu bạo băng, Đạo Quang Đế rất thương Dịch Trữ, cuối cùng lấy thân phận Đích tử mà truyền ngôi lại cho Dịch Trữ vào năm thứ 26 (1846).

Hoàng quý phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị từ lâu trông ngóng ngôi vị Hoàng hậu, sau mãi không được lập làm Hậu nên dồn hết tâm huyết vào Dịch Hân, mong trở thành Hoàng thái hậu, danh chính ngôn thuận trở thành Quốc mẫu Đại Thanh. Thế nhưng quyết định này của Đạo Quang Đế dường như đã khiến bà rất thất vọng.